Ảnh hưởng Quan Âm Thị Kính (truyện thơ)

Tục bản

Chèo Quan Âm Thị Kính do soạn giả Vũ Khắc Khoan hiệu đính, diễn tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn năm 1972.

Quan Âm Thị Kính vốn thuộc nhóm tác phẩm được soạn cho mục đích biểu diễn sân khấu, nhưng do điều kiện xã hội Việt Nam từ Pháp thuộc về trước chưa có điều kiện dàn dựng sân khấu quy mô lớn, nên các nhà trò thường chỉ chọn diễn vài phân cảnh hoặc thuần túy là màn độc thoại của nhân vật nào[5]. Mãi đến thập niên 1950, trong bối cảnh nghệ thuật sân khấu được đặt lên hàng ưu tiên phát triển văn hóa cấp quốc gia, mới có các đoàn nghệ thuật tại địa phận Việt Nam Cộng hòa dựng nguyên tuồng, ghép thêm lời nhạc và giai điệu cách tân. Đặc biệt, vở chèo Oan bà Thị Kính của ban Phụng Minh được chính phủ thâu băng phát cho các đại sứ quán hải ngoại làm quà đãi khách quốc tế và quảng bá văn hóa cổ truyền. Tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thập niên 1960, lão nghệ sĩ Trùm Thịnh đã gia công chắp các tích trò và câu ca phổ biến nhất thành vở chèo Quan Âm Thị Kính hoàn chỉnh. Ngay sau đó, trường Ca kịch Dân tộc đưa vở này cùng vở Tấm Cám vào giáo trình, buộc mọi sinh viên ban chèo phải biết diễn xuất trước khi thành nghề.

Thập niên 1990, lần đầu tiên Nhà hát Kịch Việt Nam cải biên Quan Âm Thị Kính sang thoại kịch. Nội dung là phần kế cốt truyện truyền thống, nhưng lược bỏ cái chết của tiểu Kính Tâm và mượn các yếu tố tác phẩm Lan và Điệp. Nguyên rằng, Thiện Sĩ hối hận, bèn bổ đi khắp nơi tìm vợ. Khi gặp tiểu Kính Tâm rồi, chàng nhận ra và thuyết phục, song Kính Tâm nhất mực cự tuyệt. Một hôm, Thị Mầu tình cờ quen Thiện Sĩ dưới gốc đa đầu làng, bèn mê mẩn và xin cha cho chàng ở rể. Đến hôm cưới, sư cụ dắt đứa trẻ nay đà lớn khôn tới dự, Mầu nhận ra con mình, sự việc vỡ lở và Thiện Sĩ hủy hôn bỏ về nhà. Ít lâu sau, tiểu Kính Tâm vì nuôi con "tu hú", cảm mạo mà mất, hóa Quan Âm. Sùng Thiện Sĩ thi đỗ tiến sĩ, được bổ tri huyện, bèn sai người cất một ngôi chùa thờ Quan Âm Thị Kính.

Cũng trong thập niên 1990, Nhà hát Tuổi Trẻ dựa theo những yếu tố phổ biến của Quan Âm Thị Kính để dựng một vở kịch lấy bối cảnh sau Khởi nghĩa Yên Bái đến trước thềm Cách mạng Tháng Tám, nhân vật ni cô là chiến sĩ cách mạng cải trang, có mối tình với một anh con nhà chài tên Bờ, người này cắt máu ăn thề với một nghĩa sĩ Yên Bái rồi bỏ nhà đi làm cách mạng, rốt cuộc cứu ni cô khỏi bị kẻ xấu giết oan. Đến thập niên 2000, đạo diễn Lê Hùng lại đặt hàng tác giả Lê Chí Trung chắp bút vở Giải oan Thị Mầu. Thoại kịch đầy yếu tố trào lộng sâu cay, trong đó, khắc họa mối thâm tình Thị Mầu - anh nô, tính cách láu táu của mẹ đốp, thói trưởng giả tham tàn của phú ông cùng những kệch cỡm lố lăng của bọn hào lý. Nhân vật tiểu Kính Tâm chỉ xuất hiện với vai trò phụ diễn và làm nổi bật cá tính nhân vật Thị Mầu. Ngoài ra tại Mỹ, tác phẩm được ông Phạm Quân Phan chuyển soạn opera và được Hiệp hội Sáng tạo Nghệ thuật và Âm nhạc Việt Mỹ (Vietnamese American Society for Creative Arts and Music, VASCAM) bảo trợ trình diễn lại Musco Center thuộc Viện Đại học Chapman tại quận Cam, Nam Cali tháng 03 năm 2018.[6]

Nhận xét

Nhân vật Thị Kính từ lâu đã trở thành một điển hình sắc sảo cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nơi tập trung chồng chất mọi nỗi bất công, oan nghiệt. Và thông qua cuộc đời Thị Kính, bức tranh ngang trái đầy mâu thuẫn của xã hội phong kiến thời tác giả sống, hiện lên thật rõ nét...Thêm vào đó, bút pháp viết truyện của tác giả thật già dặn, lời thơ nhiều chỗ điêu luyện, chải chuốt (châm biếm hóm hỉnh, như khi nói về Thị Mầu; dồi dào cảm xúc như khi nói về cái chết của Thị Kính) nên càng tăng sức phổ biến của tác phẩm (câu thành ngữ "Oan như Thị Kính" quen thuộc của người Việt đã chứng tỏ sức sống của câu chuyện)...Tuy nhiên, triết lý "nhẫn nhục" cũng đã làm cho truyện thiếu đi một sức phản kháng cần thiết.[8]Tư tưởng trong Quan Âm Thị Kính là tư tưởng Phật giáo. Đời là một bể khổ mà mỗi người là một con thuyền vô trạo, một cánh bèo trôi giạt ở bến mê. Đời Thị Kính là một thí dụ. Đời buồn là thế, chúng sinh muốn hết khổ thì phải tìm đến con đường tu hành. Do vậy, luân lý của truyện có thể tóm lại ở câu:Nhân sinh thành Phật dễ đâu,Tu thân, cứu khổ, rồi sau mới thành.Về mặt nghệ thuật, từ đầu đến cuối, truyện rất ly kỳ và mạch lạc, có những đoạn gây hồi họp, thắc mắc...Nhưng đi vào chi tiết, ở một đôi chỗ có hơi máy móc, như đoạn tả nỗi oan mưu giết chồng...Câu văn Quan Âm Thị Kính là thứ văn tôn giáo, thanh đạm và trang nghiêm. Tuy nhiên, có nhiều đoạn tả cảnh, tả tình rất tinh tế tỏ ra cái tài của tác giả. Nói tóm lại, văn ở đây tuy không bay bướm nhưng không phải là thứ văn tầm thường, nó đáng liệt vào những tác phẩm có giá trị [9].Truyện Quan Âm Thị Kính chính là một lời cảnh báo cho những người chọn con đường thanh nhàn khi đi tìm tới đạo Phật. Để đắc đạo, người ta phải chỉ chịu khổ hạnh, mà còn phải chịu những oan ức bất công nữa...Như Thị Kính, oan uổng đến vậy mà không hề oán trách trời và số phận, chỉ lấy từ tâm mà chiến thắng cảnh ngộ...Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa,Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu.Ngoài ra ở truyện, ta cũng có thể nhận ra cái thuyết "tài sắc phong trần". Thị Kính bị oan ức, bị quấy rầy, chẳng qua vì nàng có tài sắc hơn người:Trời sinh tài sắc làm chi,Hoa thơm bướm cũng có khi bận lòng...Về hình thức, tình tiết truyện có chỗ gò ép, như việc hiểu lầm của Thiện Sĩ, đã gây ra cái oan thứ nhất. Cái oan thứ hai với Thị Mầu được xây dựng khéo hơn...Văn của truyện thường mộc mạc, giản dị, chịu ảnh hưởng của văn Kiều.[10]